TIN TỨC BỆNH VIỆN

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HIV TRÁNH LÂY NHIỄM TỪ MẸ SANG CON
[ Cập nhật vào ngày (25/06/2024) ]

HIV/AIDS là bệnh nhiễm trùng mạn tính do nhiễm virus HIV (Human Immuno deficiency virus) gây nên. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2016, khoảng 36,7 triệu người, trong đó có khoảng 2,1 triệu trẻ em (<15 tuổi) đang sống chung với HIV trên toàn thế giới. Gần một nửa trong số đó không biết họ bị nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS số người nhiễm HIV hiện đang còn sống được báo cáo đến thời điểm 30/9/2021 là 212.769 trường hợp.


Bệnh có giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng kéo dài. Biểu hiện nặng ở giai đoạn cuối là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome). HIV lây qua 3 đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Tỷ lệ mắc tăng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. Can thiệp sớm từ khi mang thai sẽ giúp giảm tỷ lệ nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV từ 30 -40% xuống chỉ còn 1-2%.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể lây truyền virus cho con qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 - Khi mang thai: vius từ mẹ qua nhau thai vào cơ thể thai nhi rất sớm, có thể ngay từ tuần thứ 8 của thai kì. Có khoảng 17%-25% trẻ sơ sinh có khả năng bị lây nhiễm HIV từ giai đoạn này.

+ Giai đoạn 2 - Khi chuyển dạ đẻ: virus lây từ các dịch và máu của mẹ nhiễm HIV vào cơ thể trẻ. Khoảng 50% trẻ sơ sinh bị lây từ mẹ ở giai đoạn này.

+ Giai đoạn 3 - Khi cho con bú: virus có thể lây qua sữa mẹ hoặc các vết nứt, trầy xước ở núm vú mẹ sang cơ thể trẻ. Khoảng 25% trẻ bị lây nhiễm HIV ở giai đoạn bú mẹ.

Các trường hợp được xác định là có nguy cơ cao lây truyền HIV từ mẹ sang cho con khi:

+ Mẹ nhiễm HIV nhưng chưa điều trị ARV hoặc

+ Mẹ đang điều trị ARV và có kết quả xét nghiệm tải lượng HIV trước khi sinh 04 tuần

trên 1000 bản sao/mL hoặc

+ Mẹ nhiễm HIV và điều trị ARV dưới 4 tuần trước khi sinh hoặc

+  Mẹ được chẩn đoán nhiễm HIV trong vòng 72 giờ trước sinh.

Các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bao gồm: can thiệp trong thời gian mang thai, trong chuyển dạ và sau sinh. Các can thiệp chính bao gồm:

+ Tư vấn và xét nghiệm HIV sớm trong 3 tháng đầu hoặc trong lần khám thai đầu tiên.

+ Điều trị ARV ngay khi mẹ phát hiện nhiễm HIV cho mẹ và điều trị dự phòng lây truyền bằng thuốc kháng vi rút cho con càng sớm càng tốt.

+ Thực hành sản khoa an toàn.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đúng cách, và xét nghiệm PCR sớm cho trẻ phơi nhiễm

Do đó, phụ nữ mang thai nhiễm HIV nếu được phát hiện sớm, tuân thủ điều trị thuốc kháng virus ARV, đảm bảo tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, và áp dụng các biện pháp can thiệp hiệu quả trong suốt quá trình mang thai, khi sinh và khi cho con bú thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ xuống rất thấp, có thể dưới 2%.

Khi bà mẹ đã được quản lý điều trị tốt từ trước, việc dự phòng lây truyền cho con là tương đối dễ dàng. Cuộc chuyển dạ sẽ có thực hiện những biện pháp an toàn hạn chế lây nhiễm cho bé, đồng thời điều trị dự phòng bằng ARV cho bé sau khi sinh ra. Ngoài các biện pháp trên, đồng thời với đó nếu bà mẹ vừa có xét nghiệm kháng thể kháng HIV có phản ứng khi chuyển dạ sẽ được sử dụng ngay thuốc kháng virus ARV để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền cho bé (trong trường hợp bà mẹ đó thật sự mắc HIV). Bà mẹ và bé sẽ được dừng thuốc kháng virus khi có kết quả khẳng định không nhiễm bệnh. Các bé sinh ra từ những trường hợp trên đều được xem là trẻ có phơi nhiễm, được uống thuốc kháng virus sau sinh, không chỉ định bú sữa mẹ và quản lý chặt chẽ để phát hiện kịp thời các trường hợp bị lây nhiễm.

Mọi trẻ em sinh ra trên thế giới đều có quyền được phát triển khỏe mạnh, không mắc các bệnh có thể phòng tránh được, trong đó có HIV. Hiện nay, tại bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ đã và đang thực hiện tốt việc tầm soát và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho chị em phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Đặc biệt là việc tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV để phát hiện sớm những trường hợp nhiễm bệnh, từ đó có chiến lược can thiệp và điều trị dự phòng HIV từ mẹ sang con tích cực và hiệu quả.




BS. Lê Thị Mỹ Tiên - Khoa Hậu sản

  In bài viết



ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Bạn không muốn bỏ lỡ các thông tin mới nhất?

tin nổi bật


Liên kiết

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ