thực hành tốt gps

NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LÝ VÕNG MẠC Ở TRẺ SINH NON TẠI KHOA NHI SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
[ Cập nhật vào ngày (26/03/2020) ]

Bệnh lý võng mạc ở trẻ sanh non (ROP) là một bệnh đe dọa đến thị lực liên quan đến sự phát triển mạch máu võng mạc bất thường gây hậu quả nghiêm trọng trên thị lực ở trẻ sanh non. Dạng trầm trọng nhất có thể dẫn đến bong võng mạc gây mù.


NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LÝ VÕNG MẠC Ở TRẺ SINH NON TẠI KHOA NHI SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

*Thạch Thị Ngọc Yến, Hồ Thái Hồ, Bùi Nguyễn Ngọc Vy, Võ Đặng Ngọc Giàu

TÓM TẮT

Mở đầu: Bệnh lý võng mạc ở trẻ sanh non (ROP) là một bệnh đe dọa đến thị lực liên quan đến sự phát triển mạch máu võng mạc bất thường gây hậu quả nghiêm trọng trên thị lực ở trẻ sanh non. Dạng trầm trọng nhất có thể dẫn đến bong võng mạc gây mù.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại Khoa Sơ Sinh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, thực hiện trên 84 bệnh nhi khám tầm soát ROP có cân nặng lúc sinh ≤ 1800g, tuổi thai lúc sinh ≤ 34 tuần trẻ có CNLS < 2000g hoặc tuần thai < 37 tuần và có một trong các yếu tố: hỗ trợ hô hấp, tăng hoặc giảm C02 máu, nhiễm trùng huyết, nhiễm toan máu, truyền máu, trào ngược dạ dày‐ thực quản, còn ống động mạch, bệnh màng trong, viêm phổi, chiếu đèn, điều trị surfactant.

Kết quả: Trong 84 bệnh nhi có cân nặng lúc sinh trung bình 1502 ± 352g và tuổi thai lúc sinh trung bình 31,1 ± 2,3 tuần, 45 bệnh nhi nữ (53,6%), 44 bệnh nhi sinh mổ (52,4%), 80 bệnh nhi được điều trị chiếu đèn vàng da (95,2%),77 bệnh nhi bị bệnh màng trong (91,7%),45bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết (53,6%). Trong đó, 24 bệnh nhi (28,6%) bị ROP với 7 bệnh nhi (8,4%) bị ROP giai đoạn 1 và 17 bệnh nhi (20,2%) bị ROP giai đoạn 2, 2 bệnh nhi (2,4%) bị ROP có chỉ định can thiệp điều trị phải chuyển viện. Qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy ba yếu tố dịch tễ học: cân nặng lúc sinh ≤ 1500g (OR = 4,56; p = 0,031), tuổi thai (OR = 28,04; p = 0,004), phương pháp sinh (OR = 4,0; p = 0,049) có liên quan với ROP, yếu tố lâm sàng: thời gian hỗ trợ hô hấp (OR = 3,658; p = 0,023) có liên quan với ROP

Kết luận: Những yếu tố liên quan với ROP gồm: phương pháp sinh, cân nặng lúc sinh ≤ 1500g, tuổi thai, thời gian hỗ trợ hô hấp. Vì vậy, phòng ngừa sinh non và kiểm soát hô hấp để hạn chế thời gian hỗ trợ hô hấp kéo dài là một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa ROP.

Từ khóa: Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, tầm soát, yếu tố nguy cơ.

ABSTRACT

Background: Retinopathy of prematurity (ROP) is a vision-threatening disease associated with abnormal retinal blood vessel formation that has serious consequences on vision of premature infants. The most severe type can lead to detachment of the retina which causes blindness.

Objective: Analyzing clinical features and laboratory results of premature babies who were screened for retinopathy at the Department of Neonatology, Can Tho Obstetrics & Gynaecology Hospital from March 2019 to September 2019.

Research method: A descriptive case series study was conducted on 84 patients having ROP screening with birth weight ≤ 1800gr, gestational age at birth ≤ 34 weeks and birth weight < 2000gr or gestational age at birth < 37 weeks with one of the conditions: respiratory support, increase or decrease in blood CO2 level, sepsis, blood acidosis, blood transfusion, gastroesophageal reflux, ductus arteriosus, hyaline membrane disease, pneumonia, phototherapy, surfactant therapy.

Results: Of 84 patients with an average birth weight of 1502 ± 352 gr and gestational birth age at 31.1 ± 2.3 weeks, 45 female patients (53.6%), 44 patients born from cesarean section (52.4%), 80 patients treated with phototherapy (95.2%), 77 patients with hyaline membrane disease (91.7%), 45 patients with sepsis (53.6%). Of these, 24 patients (28.6%) had ROP with 7 children (8.4%) had ROP stage 1 and 17 children (20.2%) had ROP stage 2, 2 children (2.4%) had ROP treatment required upper hospitalization. Multivariate regression analysis of the results suggests three epidemiological factors including birth weight ≤ 1500gr (OR = 4.56; p = 0.031), gestational age at birth (OR = 28.04; p = 0.004), delivery methods (OR = 4.0; p = 0.049), are associated with ROP. Also, it is evidenced that such clinical factor as duration of respiratory support (OR = 3.658; p = 0.023) is associated with ROP.

Conclusions: Factors associated with ROP include: delivery methods, birth weight ≤ 1500gr, gestational age at birth, duration of respiratory support. Hence, premature birth preclusion and respiratory control to reduce the duration of extended respiratory support are important measures to prevent ROP.

Key words: Retinopathy of prematurity, Can Tho Obstetrics & Gynaecology Hospital, screening, risk factors.




Thạch Thị Ngọc Yến, Hồ Thái Hồ, Bùi Nguyễn Ngọc Vy, Võ Đặng Ngọc Giàu

  In bài viết



Hiển thị tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ