ADR - CẢNH GIÁC DƯỢC

Ondansetron và nguy cơ dị tật vòm miệng
[ Cập nhật vào ngày (01/07/2020) ]

Dữ liệu nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự tăng tỷ lệ nhỏ dị tật vòm miệng (sứt môi hoặc hở hàm ếch) có liên quan đến phơi nhiễm ondansetron ba tháng đầu.


Ondansetron

Ondansetron là một chất đối kháng chọn lọc thụ thể serotonin (5-HT3). Các chỉ định đã được phê duyệt bao gồm kiểm soát buồn nôn và nôn do hóa trị liệu gây độc tế bào và xạ trị, và phòng ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Ondansetron cũng được sử dụng off-label trong thời kỳ đầu mang thai.

Cơ chế: Ondansetron có tác dụng ức chế sự khởi đầu phản xạ nôn. Hoạt hóa dây thần kinh phế vị cũng có thể gây giải phóng 5HT trong vùng postrema ở trên sàn não thất IV và làm thúc đẩy nôn qua cơ chế trung tâm. Như vậy, tác dụng của ondansetron trong điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị có thể do đối kháng các thụ thể 5HT3 trên dây thần kinh ở cả ngoại vi và hệ thần kinh trung ương.

Nguy cơ sứt môi liên quan đến ondansetron

Hai nghiên cứu dịch tễ đã điều tra nguy cơ dị tật khe hở môi và dị tật bẩm sinh khác ở trẻ sơ sinh có phơi nhiễm với ondansetron trong bụng mẹ, sử dụng dữ liệu từ cơ sở quản lý dữ liệu lớn ở Hoa Kỳ.

1. Nghiên cứu của Krista F Huybrechts (2018) đăng tải trên tạp chí JAMA: nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 1.816.414 phụ nữmang thai từ năm 2000 đến 2013, 88.467 (4,9 %) trong số các trường hợp mang thai trên có liên quan đến sử dụng ondansetron trong ba tháng đầu thai kỳ. Dị tật khe hở môi – vòm miệng xảy ra ở 14,0 trên 10.000 trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm so với 11,1 trên 10.000 trẻ sơ sinh không phơi nhiễm (RRa=1,2; 95% CI: 1,03–1,48)

2. Nghiên cứu của Zambelli-Weiner A (2019) đăng tải trên tạp chí Reproductive Toxicology và Sience Direct: nghiên cứu bệnh chứng dựa trên nghiên cứu thuần tập ở 864,083 cặp mẹ con được đăng ký từ 2000 đến 2014, trong đó 5.557 cặp mẹ-con được điều trị bằngondansetron trong ba tháng đầu thai kỳ. Phơi nhiễm với ondansetron có liên quan đến sự gia tăng các khuyết tật khe hở môi – vòm miệng , mặc dù mức tăng này chưa có ý nghĩa thống kê (ORa1,30, 95% CI: 0,75–2,25).

Khuyến cáo

- Dữ liệu nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự tăng tỷ lệ nhỏ dị tật vòm miệng (sứt môi hoặc hở hàm ếch) có liên quan đến phơi nhiễm ondansetron ba tháng đầu.

- Khi có sự đồng ý của người sử dụng, chỉ nên sử dụng ondansetron trong ba tháng đầu mang thai nếu lợi ích của lớn hơn rõ rệt so với nguy cơ gây hại cho phụ nữ và thai nhi.

Ondansetron và dị tật vòm miệng

Prescriber Update 2020; 41(2) June




Theo Tổ Dược Lâm Sàng - Thông tin Thuốc BV Phụ Sản TP. Cần Thơ Theo Cảnh Giác Dược

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ