kIẾN THỨC SẢN KHOA - SƠ SINH

CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU ĐỜI
[ Cập nhật vào ngày (30/11/2017) ]

CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU ĐỜI


Da trẻ mới sinh hết sức mỏng manh và mịn màng đáng mơ ước! Cũng chính vì quá mỏng manh, việc chăm sóc sao cho da bé luôn mịn màng trong thời tiết nóng bức hiện nay là cả một vấn đề phải không bạn? Da bé được một lớp dầu tự nhiên bảo vệ. Việc “chăm sóc” quá thường xuyên dễ khiến hàng rào bảo vệ này mất đi, làm da trở nên khô, dễ bị các vấn đề về da, chẳng hạn như chàm, dị ứng; nhất là đối với người châu Á chúng ta. Sử dụng các sản phẩm có chất kích ứng cũng gây hại cho bé.

Kỹ thuật viên massage kangaroos cho bé tại giường

Các nguyên tắc chăm sóc để làn da bé yêu luôn mịn màng và dễ chịu:

Không tắm bé quá thường xuyên, ít nhất là trong tháng đầu tiên; thỉnh thoảng mới cần kỳ cọ nhẹ nhàng cho bé.

Giữ da khô, sạch và thoáng nhất có thể. Khi bé bị vấy bẩn (ọc sữa, tiêu tiểu), hãy lau da thật nhẹ nhàng với nước sạch và khăn mềm, tránh chà xát, rồi để tự khô hẳn.

Nhớ kiểm tra tã thường xuyên, và thay ngay khi bị ướt hoặc bẩn. Không quấn tã quá kín; tốt nhất nên dùng tã vải cotton hay tã dán để da bé không bị bít kín.

Nhiệt độ môi trường tốt nhất là 28-30 độ C đối với bé sơ sinh đủ tháng, và là 30-32 độ C đối với bé sinh non. Do đó, trong thời tiết nắng nóng hiện tại, bạn cần giữ nhiệt độ phòng ở mức thích hợp. Nếu dùng quạt, cần tránh để gió thổi thẳng vào bé. Nếu dùng máy lạnh, hãy để 28 độ C và làm ẩm phòng bằng khăn tắm thấm ướt (treo giữa phòng, gần luồng gió máy lạnh) hay máy phun sương, chậu nước có bề mặt đủ lớn… để da bé khỏi khô.

Nên cho bé mặc đồ thoáng, dễ hút mồ hôi, tốt nhất là bằng cotton. Nhớ giặt sạch trước khi mặc cho bé. Chỉ sử dụng bột giặt không mùi thơm và tránh giặt đồ dùng của bé chung với đồ của gia đình. Tránh đội nón vì làm bé đổ mồ hôi, lại có thể gây ngạt khi sụp xuống mũi. Đừng cho bé mang găng, vì chẳng những rất bí mà còn ngăn cản bé sờ, cảm giác bằng lòng bàn tay (móng tay của bé rất mềm, nếu bé có làm trầy mặt thì cũng không để lại sẹo đâu bạn – Tốt nhất hãy cắt móng tay cho bé, không cần kiêng cữ đâu bạn ơi!).

Tuyệt đối không dùng phấn rơm, vì bột phấn có thể gây hít sặc hay kích ứng đường hô hấp và bít kín lỗ chân lông.

Tránh các sản phẩm trẻ em có mùi thơm, vì có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé. Đặc biệt, không thoa các loại dầu gió, vì da bé mỏng manh dễ thấm nên có thể gây ngộ độc.

Nếu phát hiện da bé có mụn nước, mụn mủ, sần sùi, tấy đỏ, … bất thường, đừng tự xử lý mà hãy mang bé đi khám bạn nhé!

Hãy để Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất trong suốt quãng thời gian chờ đợi thiên thần nhỏ chào đời, bạn nhé!




Tổ Công tác Xã hội - Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ Theo TS. BS. Phạm Diệp Thùy Dương.

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ