Tin tức Quản lý chất lượng

CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM
[ Cập nhật vào ngày (18/08/2023) ]

Ở Việt Nam hiện nay, UNICEF đang nỗ lực nâng cao chất lượng và độ bao phủ của dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi sinh để chấm dứt tình trạng tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em.


Đặt vấn đề

Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe mẹ và bé. Với tỷ lệ tử vong ở người mẹ giảm 4 lần và tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm mạnh xuống còn một nửa trong những thập niên gần đây. Chỉ số sức khỏe mẹ và bé ở Việt Nam khả quan hơn so với các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương.

Dù đã đạt được những tiến bộ như vậy, việc sinh con ở Việt Nam vẫn mang đầy rủi ro đối với nhiều phụ nữ và con của họ. Việc không được tiếp cận tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách đầy đủ trong thời gian mang thai, sinh nở và sau sinh chính là nguyên nhân gây ra 600 ca tử vong ở người mẹ và hơn 10.000 ca tử vong ở trẻ sơ sinh được ghi nhận ở Việt nam mỗi năm.[1]

Theo UNICEF Việt Nam, mỗi ngày có tới 100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Trong đó, nhóm người dân tộc thiểu số (chiếm 15% tổng dân số Việt Nam) có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Hơn nữa, còn có nhiều trường về tử vong ở trẻ sơ sinh và thai chết lưu không được báo cáo, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền núi nơi dân số chủ yếu là người dân tộc.

Mặc dù trẻ sơ sinh ở Việt Nam có cơ hội sống sót tốt hơn bao giờ hết, phần lớn các trường hợp tử vong dưới 5 tuổi vẫn xảy ra trong năm đầu đời (82%) và tháng đầu tiên (61%).

© UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

Mặc dù trẻ sơ sinh ở Việt Nam có cơ hội sống sót tốt hơn bao giờ hết, phần lớn các trường hợp tử vong dưới 5 tuổi vẫn xảy ra trong năm đầu đời (82%) và tháng đầu tiên (61%).

Giải pháp

Giai đoạn gần đến kỳ sinh nở là một cột mốc quan trọng để ngăn chặn và kiểm soát những biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh. UNICEF đang cùng hợp tác với các cơ quan y tế địa phương tại Việt Nam để tăng cường một số phương pháp tiếp cận nhằm cứu sống trẻ.

Bằng những biện pháp can thiệp đơn giản, Chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh đã phát triển thành một mô hình quan trọng và được nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2015 đạt con số 9.000 nhân viên y tế tham gia và đảm bảo có thêm nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh được hưởng lợi từ việc bú mẹ trực tiếp hoàn toàn thông qua Phương pháp Cái ôm đầu tiên và Chăm sóc bà mẹ kiểu Kangaroo.

Để cập nhật và theo dõi các chỉ số của mẹ và con, công nghệ thông tin được ứng dụng nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như bệnh sởi, quai bị và rubella ở Việt Nam.

Khi toàn cầu bắt đầu thực hiện chương trình nghị sự Mục tiêu Phát triển Bền vững, điều quan trọng là với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam sẽ có những tiến bộ đáng kể về độ bao phủ và chất lượng chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi sinh nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt tình trạng tử vong ở mẹ và bé trước những tình huống có thể phòng ngừa được.

© UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

UNICEF thúc đẩy phương pháp tiếp cận chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em toàn diện, dựa trên quyền, với tập trung hỗ trợ giảm bất bình đẳng giảm trong chăm sóc, tăng cường hệ thống y tế địa phương, lập kế hoạch có tính đến rủi ro và thực hành chăm sóc tại gia đình.


[1] https://www.unicef.org/vietnam/vi/ch%C4%83m-s%C3%B3c-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-b%C3%A0-m%E1%BA%B9-tr%E1%BA%BB-em




HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO st Theo Tài liệu tham khảo UNICEF VIỆT NAM

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ