NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TÂM KHI NUÔI PHÔI GIAI ĐOẠN PHÂN CẮT SAU RÃ ĐÔNG LÊN GIAI ĐOẠN PHÔI NANG
Nhiều nghiên cứu đã so sánh hiệu quả giữa chuyển phôi giai đoạn phân cắt với phôi nang và kết luận rằng chuyển phôi nang có kết quả thai tốt hơn [6] [7].
Đối với những người bệnh bị thất bại ở các chu kỳ chuyển phôi giai đoạn phân cắt trước đây, có thể thực hiện các chu kỳ chuyển phôi trữ (CPT) với phôi giai đoạn phân cắt nuôi cấy lên giai đoạn phôi nang. Mặc dù số lượng phôi nang đạt được có thể thấp hơn số lượng nuôi cấy ban đầu nhưng các phôi nang sau nuôi cấy có thể thỏa mãn các yêu cầu của việc chẩn đoán chính xác hơn cho giai đoạn phát triển sau của phôi như chẩn đoán di truyền tiền làm tổ,….
Hình 1: Phôi ngày 3
Để nuôi phôi giai đoạn phân cắt lên phôi nang đòi hỏi cần phải rã đông nhiều phôi hơn. Điều này là do chỉ một nửa phôi giai đoạn phân cắt có thể khả năng phát triển thành phôi nang [2], [8]. Chính vì vậy, rã đông nhiều phôi hơn để đảm bảo hầu hết các bệnh nhân có phôi nang tốt để chuyển. Nếu số phôi nang tạo thành nhiều thì các phôi dư có thể được đông lạnh lại để sử dụng cho các chu kỳ chuyển phôi tiếp theo.
Một vấn đề người bệnh quan tâm đó là việc sử dụng phôi phân phân cắt sau khi được trữ đông có an toàn không. Hiện tại khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Cần Thơ sử dụng phương thủy tinh hóa có thể coi là phương pháp tốt nhất hiện nay để đông lạnh phôi ở mọi giai đoạn với tỷ lệ phôi sống sót sau rã đông cao [3]. Một vài báo cáo đã chỉ ra phôi đông lạnh-rã đông 2 lần không ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai [1], [5].
Hình 2: Phôi ngày 5
Từ năm 2019 đến nay chuyển phôi nang đang là chiến lược của IVF Cần Thơ được lựa chọn trong điều trị hỗ trợ sinh sản nhằm cải thiện kết quả có thai so với chuyển phôi phân cắt và giảm đa thai, tỷ lệ có thai chuyển phôi nang đạt gần 60% [4].
Như vậy, việc tiếp tục nuôi cấy phôi phân cắt sau rã đông mở ra thêm hy vọng mới cho những trường hợp đã thất bại ở những chu kỳ chuyển phôi phân cắt trữ lạnh trước đó.
-
Budani MC, Tiboni GM. Successful pregnancy following the transfer of re-vitrified twice-warmed embryos due to the forced cancellation of the primary
-
Eftekhar M, Aflatoonian A, Mohammadian F, Tabibnejad N. Transfer of blastocysts derived from frozen-thawed cleavage stage embryos improved ongoing pregnancy. Arch Gynecol Obstet. 2012;286(2):511–6.
-
Korkmaz C, Gül Ylldlz Ü, Fidan U, Baykal B, Temel Ceyhan S, A‐açayak E. Investigation of transfer results of human embryos that were vitrified and thawed at the cleavage, morula and blastocyst stages. Zygote. 2020;4–8.
-
Trần Ngọc Thảo (2019), Đánh giá tỷ lệ có thai và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị hiếm muộn bằng phương pháp IVF chuyển phôi ngày 5, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.5
-
Valle M, Guimarães F, Cavagnoli M, Sampaio M, Geber S. Birth of normal infants after transfer of embryos that were twice vitrified/warmed at cleavage stages: Report of two cases. Cryobiology. 2012; 65(3):332–334. Available from: http://dx.doi.org/10.1016/j.cryobiol.2012.05.012. 8
-
Zacà C, Bazzocchi A, Pennetta F, Bonu MA, Coticchio G, Borini A. Cumulative live birth rate in freeze-all cycles is comparable to that of a conventional embryo transfer policy at the cleavage stage but superior at the blastocyst stage. Fertil Steril. 2018;110(4):703–9.
-
Zhang X, Gao Y, Liu W, Liu J, Wu L, Xiong S, Zhu J, Han W, Wang J, Hao X, Han S, Huang G. Frozen blastocyst embryo transfer vs. frozen cleavage-stage embryo transfer in couples with recurrent implantation failure: a cohort study. Hum Fertil. 2019; 0(2019):1–6. Available from: https://doi.org/10.1080/14647273.20 19.1633021.2
-
Zhao P, Li M, Lian Y, Zheng X, Liu P, Qiao J. The clinical outcomes of day 3 4-cell embryos after extended in vitro culture. J Assist Reprod Genet. 2014;32(1):55–60.7
CVPH. Trần Thúy Huỳnh - IVF Cần Thơ