KIẾN THỨC SẢN KHOA - HIẾM MUỘN

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI TIỀN LÀM TỔ TRONG THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
[ Cập nhật vào ngày (15/09/2022) ]

Sự thành công của kỹ thuật TTTON được đánh dấu từ sự ra đời của em bé đầu tiên trên thế giới ra đời nhờ kỹ thuật này vào năm 1978 [2]. Tiếp sau đó là những thành công của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 1998.


Một chu kỳ TTTON bao gồm kích thích nang noãn, chọc hút noãn, kết hợp noãn đã chọc hút với tinh trùng bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, phôi được nuôi cấy và chuyển vào buồng tử cung.

Sự kết hợp noãn và tinh trùng với nhau bên ngoài cơ thể người vợ để tạo thành phôi. Sau thời gian nuôi cấy, phôi được chuyển vào buồng tử cung của người vợ. Sự phát triển của phôi sẽ diễn ra bình thường trong tử cung của người vợ. Quá trình phát triển của phôi tiền làm tổ trong thụ tinh trong ống nghiệm trải qua các giai đoạn như sau:

Ngày 0: noãn sau khi chọc hút được đánh giá chất lượng dựa vào hình thái trưởng thành của các tế bào hạt bao quanh noãn, bào tương noãn, thể cực và nhân của noãn. Noãn được cho thụ tinh với tinh trùng từ 3 – 6 giờ sau khi chọc hút.

http://atlas.eshre.eu/public/Image/2016/5/figure_10_forCrop.jpg

Hình 1. Noãn trưởng thành (Lab IVFCT)

Ngày 1: kiểm tra sự thụ tinh. Dựa vào hình thái tiền nhân có thể tiên lượng được khả năng phát triển của phôi. Hình thái được đánh giá dựa trên kích thước, vị trí hai tiền nhân và các hạt nhân.

http://atlas.eshre.eu/public/Image/2016/4/figure_88_forCrop.jpg

Hình 2. Hợp tử  với hai tiền nhân (Lab IVFCT)

Ngày 2, 3: giai đoạn phôi phân chia sớm. Chất lượng phôi được đánh giá qua hình thái: số lượng (4 tế bào ở ngày 2, 8 tế bào ở ngày 3) và độ đồng đều của phôi bào, sự phân chia đồng bộ của phôi bào, độ chiết quang, mật độ hạt của bào tương phôi bào. Phôi ngày 2 và ngày 3 có thể được chuyển vào buồng tử cung của người vợ.

 Hình 3. Phôi đang phân chia ở giai đoạn sớm (Lab IVFCT)

http://atlas.eshre.eu/public/Image/2016/4/figure_215_forCrop.jpg

Hình 4. Phôi ngày 2 – 4 phôi bào (Lab IVFCT)

http://atlas.eshre.eu/public/Image/2016/4/figure_219_forCrop.jpg

Hình 5. Phôi ngày 3 – 8 phôi bào (Lab IVFCT)

Ngày 4: phôi dâu, bắt đầu xuất hiện các hốc dịch nhỏ.

http://atlas.eshre.eu/public/Image/2016/4/figure_303_forCrop.jpg

Hình 6. Phôi ngày 4 – phôi dâu (ESHRE, 2016)

Ngày 5: phôi nang mở rộng, dịch nang lấp đầy thể tích phôi, khối tế bào nội phôi (ICM – Inner cell mass) có nhiều tế bào nhỏ liên kết chặt, các nguyên bào lá nuôi có nhiều tế bào, liên tục.

http://atlas.eshre.eu/public/Image/2016/4/figure_321_forCrop.jpg

Hình 7. Phôi ngày 5 – phôi nang (Lab IVFCT)

Ngày 6: phôi thoát màng

Hình 8. Phôi đang thoát màng (Lab IVFCT)

Sau khi thoát màng, phôi sẽ làm tổ ở nội mạc tử cung của người vợ. Tại đây phôi sẽ tiếp tục phát triển thành thai nhi sau này.

Tài liệu tham khảo

1. ESHRE, 2016. The Atlas of Human Embryology: From Oocytes to Preimplantation Embryos.

2. Steptoe, P. C. and R. G. Edwards, 1978. Birth after the preimplantation of a human embryo. Lancet, 2(8085): 366.

 




CVPH. Thái Trần Phương Minh - Khoa Hỗ trợ sinh sản

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ