KIẾN THỨC SẢN KHOA - HIẾM MUỘN

NHỮNG LƯU Ý TRONG THỜI GIAN KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG
[ Cập nhật vào ngày (12/09/2022) ]

Ngày nay, vấn đề điều trị hiếm muộn không còn quá xa lạ với chúng ta, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để có được những thiên thần bé nhỏ. Để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm chúng ta cần trải qua rất nhiều bước và một bước rất quan trọng đó là kích thích buồng trứng ở người vợ. Vậy chúng ta phải lưu ý gì trong quá trình kích thích buồng trứng? Sau đây là một số lưu ý chúng ta cần biết.


 

1. Chế độ vận động và sinh hoạt

- Vận động sinh hoạt và đi làm bình thường, nhưng nên đi lại nhẹ nhàng tránh các công việc nặng để tránh nguy cơ vỡ nang buồng trứng.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

- Vậy trong lúc kích thích buồng trứng có nên kiêng quan hệ vợ chồng? Trong lúc kích thích buồng trứng không cần kiêng tuyệt đối quan hệ vợ chồng, nhưng cũng không nên quan hệ với tần suất cao vì có thể gây nguy cơ vỡ nang trứng khi nang trứng lớn.

2. Chế độ ăn uống

- Trong giai đoạn này không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, ăn theo nhu cầu đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể có đủ sức khỏe, tăng cường các thực phẩm giàu chất đạm như (thịt, cá, trứng, sữa,…)

- Uống đủ nước ít nhất 1.5 lít đến 2 lít nước/ ngày.

- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia trong thời gian kích thích buồng trứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng trứng.

3. Tuân thủ sử dụng thuốc

- Cần thực hiện đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc (đối với thuốc tiêm trưởng thành noãn phải tuyệt đối tuân thủ tiêm đúng thời gian chỉ định)

- Khi có bất cứ vấn đề về thuốc đang sử dụng phải báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.

4. Một số lưu ý khác

- Tái khám đúng hẹn của Bác sĩ

- Khi tiêm thuốc cơ thể có thể sẽ có một số thay đổi sau: nổi mẩn đỏ, ngứa vị trí tiêm, căng ngực, tăng tiết dịch âm đạo,..

- Liên hệ ngay cho nhân viên y tế nếu có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm như:

+ Bụng to, căng đau, khó thở

+ Buồn nôn, nôn

+ Tiêu chảy

+ Tiểu ít < 500ml 

Tài liệu tham khảo

  1.  Hướng dẫn người bệnh tiêm thuốc và theo dõi sau tiêm thuốc hỗ trợ sinh sản (2021), khoa Hỗ trợ sinh sản  - Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ.
  2. Hồ Mạnh Tường (2012),  Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng, Tạp chí sản phụ khoa,10(1).

 

 




CN Phạm Lê Uyên - IVF Cần Thơ

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ