Một chu trình đông lạnh – rã đông thường bao gồm các giai đoạn:
- Tiếp xúc với các chất bảo vệ đông lạnh (cryoprotective agent – CPA) và khử nước
- Hạ nhiệt độ
- Lưu trữ mẫu
- Rã đông
- Loại bỏ CPA ra khỏi tế bào
- Đưa tế bào về hoạt động sinh lý ban đầu.
Các phương pháp đông lạnh:
- Hạ nhiệt độ chậm: còn được gọi là phương pháp đông lạnh có điều khiển tốc độ làm lạnh. Mẫu tế bào được làm lạnh với tốc độ chậm (1 - 3oC/phút) từ nhiệt độ sinh lý xuống nhiệt độ rất thấp (khoảng -80oC) trước khi đưa mẫu vào lưu trữ trong nitơ lỏng.
- Thủy tinh hóa: là phương pháp đông lạnh không cân bằng, được thiết lập dựa trên nguyên lý cơ bản là không có sự hình thành tinh thể đá bên trong lẫn bên ngoài tế bào. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng tốc độ làm lạnh hay tăng nồng độ CPA và trong một số trường hợp, phối hợp cả hai yếu tố trên.
Ứng dụng của kỹ thuật đông lạnh trong hỗ trợ sinh sản
* Trữ lạnh giao tử (noãn/tinh trùng):
- Phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
- Thành lập ngân hàng giao tử (ngân hàng noãn/tinh trùng).
- Bảo tồn khả năng sinh sản (trước khi điều trị bệnh lý ác tính hoặc để sử dụng cho tương lai).
- Dùng trong trường hợp thực hiện Pesa/Tese, giúp hạn chế số lần phẫu thuật cho bệnh nhân.
- Gia tăng tính an toàn và thuận tiện trong kỹ thuật xin giao tử (noãn/phôi).
* Trữ lạnh phôi:
- Trữ lạnh phôi dư chưa dùng đến trong chu kỳ IVF.
- Trữ lạnh phôi trong trường hợp bệnh nhân chỉ thích hợp chuyển phôi trữ, có thể do các yếu tố lâm sàng: tâm lý chưa sẵn sàng, sức khỏe chưa đảm bảo cho việc chuyển phôi, hoặc do yếu tố nội mạc tử cung chưa thích hợp.
- Giảm tỉ lệ đa thai do có thể tối ưu hóa các yếu tố lâm sàng, hạn chế số phôi chuyển hoặc theo xu hướng chuyển đơn phôi.
- Hạn chế nguy cơ quá kích buồng trứng.
* Trữ lạnh mô buồng trứng:
- Bảo tồn khả năng sinh sản đối với bệnh nhân ung thư.
- Trì hoãn mãn kinh cũng như trì hoãn thời gian mang thai ở phụ nữ khỏe mạnh.
Việc lựa chọn phương pháp đông lạnh dựa vào từng trường hợp cụ thể cần có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nguồn:
- Banker M, Kotdawala A, Gupta R. The impact of vitrification in artificial reproductive technology programmes. Eur Med J. (2017) 2:82–9.
- Bosch E, De Vos M, Humaidan P. The Future of Cryopreservation in Assisted Reproductive Technologies. Front Endocrinol (Lausanne). 2020 Feb 20;11:67. doi: 10.3389/fendo.2020.00067. PMID: 32153506; PMCID: PMC7044122.
- Nijs M, Ombelet W. Cryopreservation of human sperm. Hum Fertil (Camb). 2001;4(3):158-63. doi: 10.1080/1464727012000199232. PMID: 11591273.
CVPH. Dương Thị Thanh Xuân - Khoa Hỗ trợ sinh sản