Nghiên cứu khoa học năm 2023

HIỆU QUẢ CỦA VÒNG NÂNG ARABIN ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON Ở THAI 22 – 32 TUẦN TẠI BV PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
[ Cập nhật vào ngày (23/01/2024) ]


Đặt vấn đề: Sinh non là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ sơ sinh, trẻ sinh non có thể có nhiều di chứng và chăm sóc một trường hợp sinh non rất tốn kém. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và một số tác dụng phụ của vòng nâng cổ tử cung Arabin trong dự phòng sinh non ở thai 22-32 tuần có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 41 trường hợp dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung Arabin cho các sản phụ có chiều dài kênh cổ tử ngắn tuổi thai 22-32 tuần tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 5/2022-8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu là 30,05 ± 5,32 tuổi, Hiệu quả kéo dài thai kỳ đến ≥ 34 tuần là 90,2%, tuổi thai ≥ 37 tuần chiếm 56,1%, tuổi thai trung bình lúc sinh là 36,39 ± 2,91 tuần. Tác dụng phụ sau khi đặt vòng thường gặp nhất là tăng tiết dịch chiếm 29,3%, bên cạnh đó chỉ 4,9% sản phụ cảm giác khó chịu. Kết luận: Dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung Arabin là phương pháp hiệu quả, đơn giãn, dễ thực hiện, tỷ lệ biến chứng và tác dụng phụ thấp




Huỳnh Thanh Liêm, Văn Thúy Cầm, Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Chí Lợi

  In bài viết



Hiển thị tin nổi bật


  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ