Nghiên cứu khoa học năm 2024

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT CỤC THAI KỲ CỦA THAI PHỤ CÓ TUỔI THAI ≥ 37 TUẦN TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ KHÔNG THEO KHUYẾN CÁO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
[ Cập nhật vào ngày (19/12/2024) ]


Đặt vấn đề: Ngoài chỉ số khối cơ thể của bà mẹ trước khi mang thai, việc tăng cân trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Các biến chứng ở bà mẹ và trẻ sơ sinh liên quan đến tăng cân không theo khuyến cáo trong thai kỳ (đặc biệt là tăng cân vượt mức khuyến cáo) có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng vì chúng làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật ở phụ nữ và trẻ em cũng như làm tăng chi phí y tế. Ngày nay, tăng cân vượt mức khuyến cáo trong thai kỳ có xu hướng ngày càng tăng. Với mục đích xác định nguyên nhân dẫn đến tăng cân quá mức, đánh giá mối liên quan giữa mức độ tăng cân với các biến chứng sức khỏe ở mẹ và thai nhi để có chiến lược quản lý thích hợp và giúp nâng cao nhận thức của thai phụ về lợi ích của việc tăng cân phù hợp trong thai kỳ, từ đó thay đổi hành vi để cải thiện tình trạng dinh dưỡng Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả tỷ lệ, đặc điểm và kết cục thai kỳ của những trường hợp tăng cân vượt mức khuyến cáo trong thai kỳ. 2. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến việc tăng cân trong thai kỳ vượt mức khuyến cáo và ảnh hưởng lên thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có 78 trường hợp nhận vào nghiên cứu. Kết quả: tăng cân trong mức khuyến cáo chiếm tỷ lệ cao nhất (39,7%); tỷ lệ tăng cân vượt mức khuyến cáo (34,7%) có xu hướng tăng (so với các nghiên cứu trước) tỷ lệ tăng cân dưới mức khuyến cáo (25,6%). Tăng cân vượt mức khuyến cáo của nhóm thừa cân béo phì (BMI ≥ 23) chiếm tỷ lệ 55,6%. Tỷ lệ tăng cân ≥ 20kg là 16,7%. Tỷ lệ mổ lấy thai cao gấp 4,2 lần so với sinh ngả âm đạo. Tỷ lệ thai nhi ≥ 3500g chiếm 21,8%. Trường hợp sống ở thành thị có nguy cơ tăng cân vượt mức khuyến cáo gấp 4,125 lần so với các trường hợp ở nông thôn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,017. Trường hợp < 35 tuổi có nguy cơ tăng cân vượt mức khuyến cáo gấp 1,283 lần so với các trường hợp ≥ 35 tuổi. Trường hợp tăng cân vượt mức khuyến cáo có nguy cơ ối vỡ non gấp 6,105 lần so với các trường hợp tăng cân trong mức khuyến cáo. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,02. Trường hợp tăng cân vượt mức khuyến cáo có nguy cơ mổ lấy thai gấp 1,283 lần so với các trường hợp tăng cân trong mức khuyến cáo (p=0,703). Trường hợp tăng cân vượt mức khuyến cáo có nguy cơ chuyển dạ ngưng tiến triển gấp 2,4 lần so với các trường hợp tăng cân trong mức khuyến cáo (p=0,473)




Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Trần Thanh Thảo, Lê Minh Triết, Nguyễn Ngọc Ẩn

  In bài viết



Hiển thị tin nổi bật


  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ