Nghiên cứu khoa học năm 2024

NGHIÊN CỨU KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ INSULIN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2021-2023
[ Cập nhật vào ngày (19/12/2024) ]


TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ cho đến nay là một trong những bệnh lý chuyển hóa đang được quan tâm hàng đầu. Khi việc thay đổi lối sống không cải thiện tình hình thì sẽ cần dùng đến biện pháp làm giảm đường huyết bằng vì nó không đi qua nhau thai giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm của những thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ được điều trị insulin. Đánh giá kết cục thai kỳ các trường hợp đái tháo đường thai kỳ điều trị insulin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên những thai phụ đơn thai được chẩn đoán ĐTĐTK vào sinh tại bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ từ 01/2021-01/2023. Kết quả: Kết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai chiếm tỷ lệ cao nhất là 91,6%. Biến chứng ở trẻ có mẹ mắc ĐTĐTK: con to so với tuổi hai chiếm tỷ lệ 51,6%, Apgar 1 phút <7 chiếm 11,6%, Apgar 5 phút <7 tỷ lệ 9,5%. Có 1,1% bé có hạ đường huyết sau sinh. ĐTĐTK kiểm soát không tốt đường huyết có ảnh hưởng lên thai kỳ cao gấp 12 lần nhóm thai phụ ĐTĐTK kiểm soát tốt, với OR=12; KTC 95% (2,637-54,602); p<0,001. Kết luận: ĐTĐTK nếu không kiểm soát tốt dẫn đến biến chứng cho cả mẹ và bé.




ThS.BS. Lý Kim Ngân, BS. CKII Đỗ Thị Minh Nguyệt, Sv. Phạm Thị Lan Anh, Sv. Vi Thục

  In bài viết



Hiển thị tin nổi bật


  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ