Có con, khao khát được làm mẹ là một quyết định lớn, là thiên chức của mỗi người phụ nữ, phụ nữ nhiễm HIV cũng vậy, thậm chí còn có phần áp lực hơn. Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không cấm phụ nữ nhiễm HIV kết hôn thì việc ngăn cấm họ sinh con là hoàn toàn không hợp tình, hợp lý. Luật Phòng chống HIV/AIDS cũng có nhiều quy định đảm bảo quyền làm mẹ của phụ nữ nhiễm HIV như: phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai cho con bú được tư vấn về phòng chống HIV/AIDS; cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…
Có con, khao khát được làm mẹ là một quyết định lớn, là thiên chức của mỗi người phụ nữ, phụ nữ nhiễm HIV cũng vậy, thậm chí còn có phần áp lực hơn. Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không cấm phụ nữ nhiễm HIV kết hôn thì việc ngăn cấm họ sinh con là hoàn toàn không hợp tình, hợp lý. Luật Phòng chống HIV/AIDS cũng có nhiều quy định đảm bảo quyền làm mẹ của phụ nữ nhiễm HIV như: phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai cho con bú được tư vấn về phòng chống HIV/AIDS; cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…Như vậy, việc người phụ nữ nhiễm HIV mang thai và sinh con là quyền được nhà nước và xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nhà nước và các cơ sở y tế, với các cách thức khác nhau sẽ hạn chế đến mức tối đa việc lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nhằm đảm bảo cho người phụ nữ nhiễm HIV không chỉ thực hiện quyền mang thai, sinh con, mà còn có thể thực hiện quyền nuôi con lâu dài.

Phụ nữ bị nhiễm HIV hay kể cả những gia đình mà bố mẹ nhiễm HIV vẫn có khả năng sinh ra con hoàn toàn bình thường nếu mẹ được điều trị dự phòng sớm bằng thuốc kháng virus ARV và tuân theo những hướng dẫn về việc nuôi con mà các bác sĩ tư vấn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng khi cha mẹ ruột không dùng thuốc điều trị HIV, HIV có thể lây truyền qua đường cho con tới 45% nhưng nếu CÓ ĐIỀU TRỊ tỷ lệ lây truyền giảm dưới 5% trong thời gian chu sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nếu cha mẹ ruột dùng thuốc điều trị HIV và tải lượng vi-rút bị ức chế dưới ngưỡng phát hiện bằng các xét nghiệm tiêu chuẩn thì khả năng lây truyền có thể ít hơn 1%. Điều quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mang thai sẽ không làm cho HIV tiến triển nhanh hơn ở người mẹ. Theo thống kê của CDC Cần Thơ, trong quý 1/2023, số phụ nữ mang thai là 4.099, trong đó có 3.865 trường hợp được xét nghiệm cả 3 bệnh (HIV, giang mai, viêm gan B) đạt tỷ lệ là 94%. 6 trường hợp nhiễm HIV (trong đó 2 trường hợp phát hiện giai đoạn đang mang thai và 4 trường hợp phát hiện trong giai đoạn chuyển dạ) đều được chuyển gửi điều trị ARV và 09 trường hợp điều trị ARV mang thai. Cũng trong quý 1/2023, có 11 trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và được điều trị dự phòng, kết quả xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV cho các trẻ này đều âm tính.
Để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, người phụ nữ cần xét nghiệm HIV sớm và điều trị sớm bằng ARV là yếu tố then chốt có tính chất quyết định. Ngày nay với chương trình tự xét nghiệm HIV thông qua hình thức cung cấp kit tự xét nghiệm HIV bằng dịch miệng qua ứng dụng trực tuyến do Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS triển khai. Tự xét nghiệm HIV là cách tiếp cận xét nghiệm mới mà những người có nguy cơ cao có thể tự làm xét nghiệm tại nhà để biết về tình trạng HIV của mình qua website tuxetnghiem.vn. Ngay cả những phụ nữ chưa xác định tình trạng nhiễm HIV của mình, khi mang thai cũng cần đến các cơ sở y tế xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để được tư vấn cách phòng tránh lây nhiễm. Nếu người phụ nữ nhiễm HIV dự định có con, cần nói ra nguyện vọng của bản thân với nhân viên y tế tại trung tâm quản lý bệnh HIV của mình để được kiểm tra sức khoẻ tổng quát, quan trọng là xét nghiệm tải lượng vi rút HIV để lựa chọn thời điểm mang thai cũng như phác đồ điều trị thích hợp.
Hằng năm, Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ là một bệnh viện có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Tp. Cần Thơ và Bệnh viện Nhi đồng Tp. Cần Thơ với đầu mối là trung tâm CDC Cần Thơ. Bệnh viện đảm bảo thực hiện toàn diện quy trình dự phòng lây nhiễm HIV mẹ - con và cung cấp đầy đủ thuốc điều trị vì mục tiêu giảm thiểu số trẻ em sinh ra mắc căn bệnh thế kỷ này ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước, chung tay cùng Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương tiến tới loại trừ HIV vào năm 2030.
ThS.BS. Văn Thúy Cầm - Phó khoa Sanh, Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ