NHỮNG TIN TỨC Y KHOA CẦN LƯU Ý

TIỀN SẢN GIẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
[ Cập nhật vào ngày (08/11/2022) ]

Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ về bệnh tiền sản giật để biết cách phòng tránh cũng như đến cơ sở y tế kịp thời khi có triệu chứng bất thường.


1. Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù.
Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.
3. Biến chứng của tiền sản giật?
Tiền sản giật có thể gây ra biến chứng sau cho mẹ bầu và thai nhi
Biến chứng tiền sản giật cho mẹ:
• Hệ thần kinh trung ương sản giật: Phù não, xuất huyết não - màng não.
• Mắt: Phù võng mạc, mù mắt.
• Thận: Suy thận cấp.
• Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan.
• Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
• Huyết học: Rối loạn đông - chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu.
• Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.
Biến chứng cho thai:
• Thai chậm phát triển trong tử cung (Trên 50%).
• Thai chết lưu trong tử cung.
• Đẻ non (40%) do tiền sản giật nặng.
• Tử vong chu sinh (10%): Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu đẻ non hoặc biến chứng rau bong non.
4. Dự phòng.
Tiền sản giật là căn bệnh rất đáng sợ mà mọi bà bầu đều muốn tránh, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: phù não, suy thận cấp, rối loạn động máu, vỡ gan, suy tim cấp, suy gan, thai chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu thai kỳ, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để chủ động phòng ngừa, điều trị. Trong 3 tháng cuối, khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật như phù chân, bạn nên khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn.




Khoa Cấp cứu

  In bài viết



tin nổi bật


  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ