thực hành tốt gps

Colchicin và lợi ích ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim
[ Cập nhật vào ngày (22/07/2020) ]

Trong số những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, những bệnh nhân có sử dụng colchicin liều thấp có nguy cơ gặp biến cố tim mạch do thiếu máu cục bộ thấp hơn so với giả dược. Lợi ích chủ yếu là do giảm tỷ lệ đột quỵ và nhập viện khẩn cấp do đau thắt ngực cần tái thông mạch vành.


Bệnh nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Bệnh xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Nguyên nhân là do một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh phải đối mặt với những biến chứng như rối loạn nhịp tim, biến chứng suy tim, biến chứng huyết khối và các biến chứng sớm khác như viêm màng ngoài tim cấp - xảy ra ngay sau mấy ngày đầu với biểu hiện đau dữ dội ngay phía sau xương ức lan ra sau lưng. Trong các biến chứng này thì đột tử là nặng nề nhất. Đột tử trước kia được xếp là 1 trong 5 “đại biến chứng” của nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc sử dụng thuốc ngăn ngừa các biến chứng sau nhồi máu cơ tim thường được chỉ định.

Colchicin là một thuốc ức chế metaphase có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, được sử dụng để điều trị gút và gần đây được sử dụng trong viêm màng ngoài tim. Dựa trên vai trò chống viêm trong các quá trình xơ vữa động mạch và các biến chứng của nó, các tác giả của Viện Tim mạch Montreal, Hoa Kỳ đã thử nghiệm liều thấp colchicine (0,5 mg/ngày) trong nhồi máu cơ tim.

Hơn 4.700 bệnh nhân có nhồi máu cơ tim trong vòng 30 ngày được đưa vào thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên dùng colchicine 0,5 mg mỗi ngày (n = 2.366) so với giả dược (n = 2.379) với thời gian theo dõi trung bình là 22.6 tháng. Tiêu chí chính là tiêu chí gộp của tử vong do nguyên nhân tim mạch, ngừng tim được hồi sức, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc nhập viện cấp cứu do đau thắt ngực cần tái thông mạch vành. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ngừng tim hồi sức hoặc nhập viện khẩn cấp do đau thắt ngực cần tái thông mạch vành, xảy ra ở 5,5% bệnh nhân dùng colchicine so với 7,1% của nhóm giả dược (p = 0,02).

 

Đối với tác dụng không mong muốn: Tỷ lệ tiêu chảy ở bệnh nhân dùng colchicine là 9,7%, ở nhóm giả dược là 8,9% (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tỷ lệ bị nhiễm trùng ở bệnh nhân dùng colchicine là 2,2%, ở nhóm giả dược là 1,6% (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tỷ lệ tử vong do tim mạch ở bệnh nhân dùng colchicine là 0,8%, ở nhóm giả dược là 1,0% (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân dùng colchicine là 0,2%, ở nhóm giả dược là 0,8% (p <0,05). Tỷ lệ nhập viện khẩn cấp vì đau thắt ngực không ổn định dẫn đến tái thông mạch máu ở bệnh nhân dùng colchicine là 1,1%, ở nhóm giả dược là 2,1% (p <0,05).

Hiệu quả chi phí: Chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân đã giảm 47% trong thời gian thử nghiệm và 69% cho thời gian sống. Số năm sống được điều chỉnh bằng chất lượng sống tăng.

Trong số những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, những bệnh nhân có sử dụng colchicin liều thấp có nguy cơ gặp biến cố tim mạch do thiếu máu cục bộ thấp hơn so với giả dược. Lợi ích chủ yếu là do giảm tỷ lệ đột quỵ và nhập viện khẩn cấp do đau thắt ngực cần tái thông mạch vành. Thuốc nghiên cứu được dung nạp tốt. Tác dụng phụ liên quan như tỷ lệ nhiễm trùng và tiêu chảy là tương tự so với giả dược. Ngoài ra, Colchicine cũng có hiệu quả chi phí. Lợi ích của colchicine được giải thích là do đặc tính chống viêm của thuốc.

Colchicine Cardiovascular Outcomes Trial - COLCOT

Colchicin: dữ liệu mới trên tim mạch




Tổ Dược Lâm Sàng - Thông tin thuốc bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

  In bài viết



Hiển thị tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ