thực hành tốt gps

VÒNG ĐEO TAY NHẬN DẠNG NGƯỜI BỆNH, KHÁCH HÀNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
[ Cập nhật vào ngày (26/03/2020) ]

Nhận dạng sai một người bệnh có thể gây ra một số hậu quả đáng tiêc, do đó, phải có các biện pháp ngăn ngừa sớm và chính xác nhằm giảm thiểu các biến cố có thể xảy ra. Vì vậy, nhận diện chính xác người bệnh là một yêu cầu cấp thiết và cũng như cần được áp dụng các công cụ và phương pháp nhằm xác định người bệnh khi cung cấp dịch vụ.


VÒNG ĐEO TAY NHẬN DẠNG NGƯỜI BỆNH, KHÁCH HÀNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

*CNHS Phan Thị Thư, CN Hoàng Thị Phương Thảo

Tóm tắt

Nhận dạng sai một người bệnh có thể gây ra một số hậu quả đáng tiêc, do đó, phải có các biện pháp ngăn ngừa sớm và chính xác nhằm giảm thiểu các biến cố có thể xảy ra. Vì vậy, nhận diện chính xác người bệnh là một yêu cầu cấp thiết và cũng như cần được áp dụng các công cụ và phương pháp nhằm xác định người bệnh khi cung cấp dịch vụ. Năm 2018, bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ có khoảng 2.600 ca nhập viện trung bình mỗi tháng, trung bình trên mỗi tua trực mỗi điều dưỡng phải quản lý trung bình 15-20 hồ sơ bệnh án. Vì thế nguy nhầm lẫn trong nhận diện người bệnh có thể xảy ra với tần suất cao. An toàn người bệnh ngày nay đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực y tế. Theo khuyến cáo của WHO, một người bệnh khi vào bệnh viện cần được nhận dạng dựa trên các đặc điểm như giới tính, họ tên, năm sinh, nơi ở, mã số nhập viện. Tùy theo tính chất, mỗi bệnh viện sẽ chọn ít nhất 2 trong 5 yếu tố trên. Năm 2013, Bộ Y tế triển khai 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, trong đó, cũng có tiêu chí nhận dạng đúng người bệnh. Đây là cơ sở giúp các hoạt động triển khai nhận dạng người bệnh được bài bản và quy củ hơn. Từ các yêu cầu thực tế nêu trên, chúng tôi đề xuất sáng kiến “Cải tiến vòng đeo tay nhận dạng người bệnh, khách hàng điều trị nội trú tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ”.

Mục tiêu cụ thể

1. Tiết kiệm thời gian.

2. Tăng tính an toàn, khắc phục hạn chế sai sót giữa hồ sơ bệnh án và vòng đeo tay.

3. Tăng hài lòng của nhân viên và khách hàng điều trị nội trú.

Hiệu quả

Tiết kiệm thời gian

Khi áp dụng phương pháp mới thì thời gian trung bình nhân viên y tế in 1 vòng tay mất 2 giây, thay vì 42,3 giây/vòng theo cách thức cũ. Kết quả này được ghi nhận thông qua việc thực hiện thử trên 30 ca nhập viện.

Thời gian tiết kiệm là 40,3 giây cho mỗi vòng tay. Thời gian tiết kiệm tương đương cho 2.600 trường hợp nhập viện mỗi tháng là 29,11 giờ hay 3,64 ngày công lao động.

Tăng tính an toàn, khắc phục hạn chế sai sót giữa hồ sơ bệnh án

Việc xảy ra sai sót trong nhận diện người bệnh có thể gây ra hậu quả truyền thông rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của đơn vị và dẫn đến việc người bệnh không tin tưởng, lựa chọn bệnh viện là nơi cung cấp dịch vụ. Ước tính viện phí và dịch vụ trung bình cho mỗi trường hợp sản phụ sanh thường là 4 đến 6 triệu đồng và là từ 6 đến 8 triệu đồng đối với sanh mổ.

Sự hài lòng của NB, KH điều trị nội trú và nhân viên y tế

Khảo sát cho thấy 100% người bệnh thấy vòng tay nhẹ, thông tin trên vòng tay đầy đủ và cần thiết. 100% nhân viên hài lòng về thời gian thực hiện tiết kiệm hơn trước, và việc sao chép thông tin mẹ và bé chính xác hơn.

Thống kê cho thấy có 1% điều dưỡng không hài lòng với vòng tay do chưa quen với cách dán thay vì gắn nút như thói quen cũ, do thao tác hạn chế do mối dán vòng tay, hay không tự tin trong quá trình sử dụng vòng tay cải tiến do khó khăn khi sử dụng kim luồng.

Kết luận

Sáng kiến cải tiến vòng lắc tay nhận dạng người bệnh, khách hàng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong quá trình chăm sóc như: tránh nhầm lẫm bệnh nhân khi cung cấp dịch vụ, người bệnh có thể tự kiểm tra thông tin của mình trên vòng tay, thông tin trên vòng tay rõ ràng dễ đọc, rút ngắn thời gian ghi chép, nhân lực hoạt động hiệu quả hơn. Đồng nghĩa với tiết kiệm được chi phí, tăng tính chuyên nghiệp và niềm tin đối với nhân viên y tế.

Kiến nghị

Tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, hoạt động bệnh viện được quản lý chủ yếu trên phần mềm DHG Hospital Prescription. Do đó, nhập tên bé cùng với tên của mẹ vào phần mềm và in ra bằng máy in thay vì sao chép bằng tay cần được nhân rộng và có thể áp dụng tại phòng khám, khoa Sanh, khoa Gây mê HSCĐ.

Đối với các bệnh viện khác sử dụng phần mềm DHG Hospital Prescription đều có thể thực hiện vòng tay nhận dạng người bệnh bằng máy in laser và quy trình tương tự trong nhận dạng chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ.

IDENTIFYING WRISTBAND FOR PATIENT RECOGNITION AT CAN THO OBSTETRICS AND GYNECOLOGY HOSPITAL

Abstract

Misidentification of a patient can cause unexpected consequences, so accurate and early preventive measures must be taken to minimize the incidence. Therefore, accurate identification of patients is an urgent need and it is also a need to apply the tools and methods to identify patients when providing services. In 2018, the Hospital of Obstetrics and Gynecology of Can Tho City has about 2,600 hospitalizations per month on average, each nurse has to manage 15-20 medical records each shift. Therefore, the risk of confusion in patient identification can occur with high frequency. Patient safety has now become one of the biggest health challenges. According to WHO recommendations, a patient entering the hospital should be identified based on characteristics such as gender, full name, year of birth, residence, admission code. Depending on the situation, each hospital will choose at least 2 of the 5 above factors. In 2013, the Ministry of Health implemented 83 criteria for evaluating hospital quality, including criteria for identifying the right patients. This is the basis for the implementation activities to identify patients more organized and accurate. From the practical requirements mentioned above, we propose the initiative of "Identifying wristband for patient recognition at Can Tho Obstetrics and Gynecology hospital".

Goals

1. Save the time.

2. Increase safety, overcome errors between medical records and bracelets.

3. Increase employee satisfaction and inpatient treatment.

Effective

When applying the new method, the average time a health worker printed a wrist takes 2 seconds, instead of 42.3 seconds/cycle in the old way. This result was recorded through pilot trial performance on 30 hospitalizations.

Time saving is 40.3 seconds for each bracelet. The equivalent saving time for 2,600 hospitalizations per month is 29.11 hours or 3.64 working days.

Increase safety, overcome errors within medical records.

The occurrence of errors in identifying patients can have very serious communication consequences, can seriously affect the reputation and brand of the unit and lead to patients not to trust and select diseases. The institute is a provider of services. Estimated average hospital fees and services per woman case is usually 4 to 6 million VND and from 6 to 8 million VND for caesarean section.

Satisfaction of NB, KH inpatient treatment and medical staff

Survey shows that 100% of patients find the bracelet is light weighted, the information on the bracelet is complete and necessary. 100% of employees are satisfied with saving time more than before and copying mother and baby information more accurately.

Statistics show that 1% of nurses are not satisfied with the bracelet because they are not familiar with the paste method instead of attaching the button like the old habit, due to limited operation due to the bracelet bonding, or not confident during using bracelets due to difficulty using thread needle.

Conclude

The initiative to improve patient identification bracelets is very important and urgent in the care process such as: avoiding misunderstanding of patients when providing services, patients can check information by themselves. On the wrist, the information on the bracelet is easy to read, shorten the time taken, and work more efficiently. This means cost savings, increased professionalism and confidence in health workers.

Recommendation

At the Hospital of Obstetrics and Gynecology of Can Tho City, hospital operations are managed mainly on DHG Hospital Prescription software. Therefore, entering the name of the baby along with their mother's name in the software and printing it out on the printer instead of copying by hand should be replicated and can be applied in clinics.

For other hospitals that use the DHG Hospital Prescription software, it is possible to perform a patient identification bracelet with a laser printer and the same procedure for accurately identifying the patient when providing the service.




CNHS Phan Thị Thư, CN Hoàng Thị Phương Thảo

  In bài viết



Hiển thị tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ