thực hành tốt gps

KHẢO SÁT CHIA LIỀU KHÁNG SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017
[ Cập nhật vào ngày (27/07/2018) ]
Nghiên Cứu Khoa Học
Nghiên Cứu Khoa Học

Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh đặc biệt và dễ mắc phải các nguy cơ tổn hại nghiêm trọng khi có sai sót trong dùng thuốc diễn ra. Cụ thể, sai sót trong dùng thuốc có tiềm năng gây ra thiệt hại ở trẻ sơ sinh nặng gấp 8 lần so với người lớn.


KHẢO SÁT CHIA LIỀU KHÁNG SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017

Quách Tố Loan, Nguyễn Thị Chi A,

Trần Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Tường Vy

Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh đặc biệt và dễ mắc phải các nguy cơ tổn hại nghiêm trọng khi có sai sót trong dùng thuốc diễn ra. Cụ thể, sai sót trong dùng thuốc có tiềm năng gây ra thiệt hại ở trẻ sơ sinh nặng gấp 8 lần so với người lớn. Nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc ở trẻ sơ sinh bao gồm về theo dõi chia liều, theo dõi khoảng cách liều là rất cần thiết. Việc thực hiện nghiên cứu việc sử dụng thuốc ở trẻ sơ sinh sẽ cung cấp thông tin khái quát về thực tiễn dùng thuốc tại bệnh viện, từ đó có thể đề xuất các thay đổi và hạn chế sai sót trong tương lai ở các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án Sơ sinh có sử dụng thuốc kháng sinh chia liều trong quá trình điều trị. phương pháp nghiên cứu là mô tả hồi cứu. Dữ liệu được sao chép vào bảng tính MS Excel. Phân tích thống kê được thực hiện bằng cách sử dụng các chức năng thống kê MS Excel.

Kết quả: Tỷ lệ kháng sinh được chia liều chưa phù hợp là 2% trên tổng số lượt chỉ định kháng sinh là 930 lượt. Tỷ lệ chia liều chưa phù hợp đối với từng loại kháng sinh là Ampicillin 0,3%, Cefotaxim 0,8%, Ceftazidime 3,4%, Cefepim 82%, Ceftriaxon 33,3%, Meropenem 0%, Imipenem 4,5%, Vancomycin 1,4%, Metronidazol liều nạp 25% liều duy trì 0%, Amikacin 0%. Tỷ lệ kháng sinh được chỉ định khoảng cách liều chưa phù hợn là 6,8%. Tỷ lệ chưa phù hợp về khoảng cách liều chỉ định đối với từng loại kháng sinh là Ampicillin 4,7%, Cefotaxim 5%, Ceftazidime 6,9%, Cefepim 0%, Ceftriaxon 0%, Meropenem 75%, Imipenem 2,3%, Vancomycin 22,9%, Metronidazol 0%, Amikacin 100%)

Kết luận : Cần tăng cường kiểm tra việc chia liều kháng sinh ở trẻ sơ sinh, cụ thể là các kháng sinh ít sử dụng hoặc các kháng sinh có sự phức tạp về liều và khoảng cách chia liều theo cân nặng, tuổi thai khi sinh và ngày tuổi sau sinh. Cần có sự phối hợp với Dược sĩ lâm sàng để giảm thiểu các nguy cơ sai sót về chia liều kháng sinh. Các nghiên cứu sâu hơn về chỉ định, thời gian chỉ định, cách dùng, đường dùng kháng sinh...

Từ khóa: Chia liều kháng sinh ở trẻ sơ sinh, khoảng cách liều kháng sinh ở trẻ sơ sinh

DOSING ANTIBIOTICS IN NEONATES SURVEY

ABSTRACT

Objects: To survey the percent of miscalculating antibiotics dose in neonates followed with weight, day of age and the percent of misprescription of antibiotics dose interval in neonates followed with Postmenstrual Age, day of age, using Neonatal 2011 as reference.

Material and methods : The retrospective data of prescribing antibiotics in neonates 201 7 were collected. The data were then transcribed in an MS Excel spreadsheet. The statistical analysis was carried out using the MS Excel statistical functions.

Results: The data list consisted of 384 case s. The amount of prescription antibiotic data was 930 . Miscalculating antibiotics dose in neonates was 2% (Ampicillin 0,3%, Cefotaxim 0,8%, Ceftazidime 3,4%, Cefepim 82%, Ceftriaxon 33,3%, Meropenem 0%, Imipenem 4,5%, Vancomycin 1,4%, Metronidazol loading dose 25% Maintenance dose 0%, Amikacin 0%). Faults in dose interval was 6,8% (Ampicillin 4,7%, Cefotaxim 5%, Ceftazidime 6,9%, Cefepim 0%, Ceftriaxon 0%, Meropenem 75%, Imipenem 2,3%, Vancomycin 22,9%, Metronidazol 0%, Amikacin 100%). The faults tent to increase when prescribing unusual drugs and complicated dose adjustment or dose interval guidance.

Conclusions: Dosing antibiotics in neonatal needs to be checked carefully. The cooperation with clinical pharmacist is one of a feasible solutions. Deep surveys on drug prescription in neonates should be studied such as choice, time of prescription, how to use and the way to use...

Keywords: Antibiotics, neonates, antibiotic dose adjustment, drug monitoring, dose interval, Miscalculating antibiotics dose, misprescription antibiotics dose , Faults in dose interval.

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh đặc biệt và dễ mắc phải các nguy cơ tổn hại nghiêm trọng khi có sai sót trong dùng thuốc diễn ra. Cụ thể, sai sót trong dùng thuốc có tiềm năng gây ra thiệt hại ở trẻ sơ sinh nặng gấp 8 lần so với người lớn. Việc thực hiện nghiên cứu việc sử dụng thuốc ở trẻ sơ sinh sẽ cung cấp thông tin khái quát về thực tiễn dùng thuốc tại bệnh viện, từ đó có thể đề xuất các thay đổi và hạn chế sai sót trong tương lai ở các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp.

Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát chia liều kháng sinh tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2017” với các mục tiêu sau:

- Tỷ lệ chia liều phù hợp và không phù hợp tính theo cân nặng, ngày tuổi sau sinh ở từng nhóm trẻ sơ sinh theo tài liệu Neofax 2011.

- Tỷ lệ phù hợp và không phù hợp về khoảng cách chia liều ở từng nhóm trẻ sơ sinh tính theo tuổi thai khi sinh và ngày tuổi sau sinh theo tài liệu Neofax 2011.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

Hồ sơ bệnh án Sơ sinh có sử dụng thuốc kháng sinh chia liều trong quá trình điều trị từ 01/04/2017 đến 20/11/2017.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Áp dụng phương pháp mô tả hồi cứu.

3. Cỡ mẫu:

Chọn mẫu có chủ đích, đạt tiêu chí ”Hồ sơ sơ sinh có sử dụng thuốc Kháng sinh”.

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ như sau:

Z 2 1 - a / 2 x P (1 - P)

n =

d 2

Trên cơ sở áp dụng công thức cỡ mẫu trên đây, cỡ mẫu nghiên cứu là n = 384

Tiêu chí loại trừ: Trường hợp kháng sinh sử dụng không đủ 24h, hoặc có thay đổi kháng sinh trước 24h, hoặc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp cấp cứu không duy trì sử dụng trong những ngày tiếp theo thì sẽ không đáng giá tính phù hợp về khoảng cách chia liều của kháng sinh. Hồ sơ bệnh án không đầy đủ nội dung về tuổi thai khi sinh, cân nặng trẻ khi sinh sẽ không được chọn vào nghiên cứu.

4. Nội dung nghiên cứu

- Họ và tên Bệnh nhân:............................................................................

- Ngày sinh:...........................................................................................

- Ngày nhập viện:...................................................................................

- Ngày xuất viện:....................................................................................

- Tuổi thai khi sinh:.................................................................................

- Cần nặng bé tại thời điểm nhập viện:......................................................

- Chẩn đoán khi nhập viện:......................................................................

- Kháng sinh được chỉ định trong điêu trị:.................................................

- Liều kháng sính được chỉ định:..............................................................

- Ngày chỉ định kháng sinh:.....................................................................

- Ngày kết thúc chỉ định kháng sinh:.........................................................

- Thời điểm chỉ định kháng sinh:..............................................................

- Đường dùng kháng sinh:.......................................................................

- Tổng số loại kháng sinh được chỉ định trong suốt quả trình điều trị:..........

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tỷ lệ phù hợp về chia liều của mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1: Tỷ lệ phù hợp về chia liều của mẫu nghiên cứu

Chia liều kháng sinh

Số lượt

%

Phù hợp

911

98%

Không phù hợp

19

2%

Tổng

930

100%

 

 

 

 

Bảng 3.2: Tỷ lê phù hợp về chia liều của từng loaị kháng sinh

Kháng sinh

Chia liều phù hợp

Chia liều chưa phù hợp

Tổng

Số case

%

Số case

%

Ampicillin

379

99,70%

1

0,30%

380

Cefotaxim

377

99,20%

3

0,80%

380

Ceftazidime

28

96,60%

1

3,40%

29

Cefepim

2

18,00%

9

82,00%

11

Ceftriaxon

2

66,70%

1

33,30%

3

Meropenem

8

100%

0

0,00%

8

Imipenem

42

95,50%

2

4,50%

44

Vancomycin

69

98,60%

1

1,40%

70

Metronidazol

3

75,00%

1

25,00%

4

Amikacin

1

100%

0

0,00%

1

2. Tỷ lệ phù hợp về khoảng cách chia liều của mẫu nghiên cứu

Bảng 3.3 Tỷ lệ phù hợp về khoảng cách chia liều của mẫu nghiên cứu

Khoảng cách chia liều

kháng sinh

Số lượt

%

Phù hợp

867

93,2%

Không phù hợp

63

6,8%

Tổng

930

100%

 

 

 

 

Bảng 3. 4 : Tỷ lệ phù hợp về khoảng cách chia liều của từng loại kháng sinh

Kháng sinh

Chia liều phù hợp

Chia liều chưa phù hợp

Tổng

Số case

%

Số case

%

Ampicillin

362

95,30%

18

4,70%

380

Cefotaxim

361

95,00%

19

5,00%

380

Ceftazidime

27

93,10%

2

6,90%

29

Cefepim

11

100%

0

0%

11

Ceftriaxon

3

100%

0

0%

3

Meropenem

2

25,00%

6

75,00%

8

Imipenem

43

97,70%

1

2,30%

44

Vancomycin

54

77,10%

16

22,90%

70

Metronidazol

4

100%

0

0%

4

Amikacin

0

0%

1

100%

1

IV. KẾT LUẬN

Cần tăng cường kiểm tra việc chia liều kháng sinh ở trẻ sơ sinh, cụ thể là các kháng sinh ít sử dụng hoặc các kháng sinh có sự phức tạp về liều và khoảng cách chia liều theo cân nặng, tuổi thai khi sinh và ngày tuổi sau sinh. Cần có sự phối hợp với Dược sĩ lâm sàng để giảm thiểu các nguy cơ sai sót về chia liều kháng sinh. Các nghiên cứu sâu hơn về chỉ định, thời gian chỉ định, cách dùng, đường dùng kháng sinh...

TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCES)

  1. Kimland E, Odlind V. Off-label drug use in pediatric patients. Clin Pharmacol Ther 2012;91:796–801.
  2. Kearns GL, Abdel-Rahman SM, Alander SW, Blowey DL, Leeder JS, Kauffman RE. Developmental pharmacology–drug disposition, action, and therapy in infants and children. N Engl J Med 2003;349:1157–67.
  3. Laughon MM, Benjamin DK Jr, Capparelli EV, et al. Innovative clinical trial design for pediatric therapeutics. Expert Rev Clin Pharmacol 2011;4:643–52.
  4. Zajicek A. The National Institutes of Health and the Best Pharmaceuticals for Children Act. Paediatr Drugs 2009;11:45–7.
  5. Fortescue EB, Kaushal R, Landrigan CP, McKenna KJ, Clapp MD, Federico F, Goldmann DA, Bates DW. Prioritizing strategies for preventing medication errors and adverse drug events in pediatric inpatients. Pediatrics. 2003 Apr; 111(4 Pt 1):722-9
  6. Mooij MG, Schwarz UI, de Koning BA, et al. Ontogeny of human hepatic and intestinal transporter gene expression during childhood: age matters. Drug Metab Dispos 2014;42:1268–74.
  7. Smits A, Annaert P, Allegaert K. Drug disposition and clinical practice in neonates: cross talk between developmental physiology and pharmacology. Int J Pharm 2013;452:8–13.
  8. Van den Anker JN, Schwab M, Kearns GL. Developmental pharmacokinetics. Handb Exp Pharmacol 2011;205:51–75.
  9. Mulla H. Understanding developmental pharmacodynamics: importance for drug development and clinical practice. Paediatr Drugs 2010;12:223–33.
  10. Tayman C, Rayyan M, Allegaert K. Neonatal pharmacology: extensive interindividual variability despite limited size. J Pediatr Pharmacol Ther 2011;16:170–84.
  11. Loebstein R, Koren G. Clinical pharmacology and therapeutic drug monitoring in neonates and children. Pediatr Rev 1998;19:423–8.
  12. Koren G. Therapeutic drug monitoring principles in the neonate. National Academy of CLinical Biochemistry. Clin Chem 1997;43:222–7.
  13. Skinner AV. Neonatal pharmacology. Anaesth Intensive Care Med 2011;12:79–84.
  14. Visscher M, Narendran V. The Ontogeny of Skin. Adv Wound Care (New Rochelle) 2014;3:291–303.
  15. Kearns GL. Impact of developmental pharmacology on pediatric study design: overcoming the challenges. J Allergy Clin Immunol 2000;106:Suppl 3:S128–38.
  16. Tom-Revzon C. Erratic absorption of intramuscular antimicrobial delivery in infants and children. Expert Opin Drug Metab Toxicol 2007;3:733–40.
  17. Wiedenmayer K., Summers R., Mackie C., Gous A., Everard M. (2006) Developing pharmacy practice: a focus on patient care. The Hague: World Health Organisation and International Pharmaceutical Federation
  18. Allegaert K, Verbesselt R, Naulaers G, et al. Developmental pharmacology: neonates are not just small adults. Acta Clin Belg 2008;63:16–24.
  19. Warner A. Drug use in the neonate: interrelationships of pharmacokinetics, toxicity, and biochemical maturity. Clin Chem 1986;32:721–7.
  20. Lorenz JM, Kleinman LI, Ahmed G, Markarian K. Phases of fluid and electrolyte homeostasis in the extremely low birth weight infant. Pediatrics 1995;96(3 Pt 1):484–9.
  21. Roughead L., Semple S., Rosenfeld E. (2013) Literature review: medication safety in Australia. Sydney: Australian Commission on Safety and Quality in Health Care
  22. Aranda JV, Sitar DS, Parsons WD, Loughnan PM, Neims AH. Pharmacokinetic aspects of theophylline in premature newborns. N Engl J Med 1976;295:413–6.
  23. Kaushal R, Bates DW, Landrigan C, McKenna KJ, Clapp MD, Federico F, Goldmann DA. Medication errors and adverse drug events in pediatric inpatients. JAMA. 2001 Apr 25; 285(16):2114-20.
  24. Seyberth HW, Kauffman RE. Basics and dynamics of neonatal and pediatric pharmacology. Handb Exp Pharmacol 2011;205:3–49.
  25. Strazielle N, Ghersi-Egea JF. Physiology of blood-brain interfaces in relation to brain disposition of small compounds and macromolecules. Mol Pharm 2013;10:1473–91.
  26. Ek CJ, Dziegielewska KM, Habgood MD, Saunders NR. Barriers in the developing brain and Neurotoxicology. Neurotoxicology 2012;33:586–604.
  27. Stavroudis TA, Shore AD, Morlock L, Hicks RW, Bundy D, Miller MR. NICU medication errors: identifying a risk profile for medication errors in the neonatal intensive care unit. J Perinatol. 2010 Jul; 30(7):459-68.
  28. Basu S, Parmar VR. Medication errors in neonates admitted in intensive care unit and emergency department. Indian J Med Sci. 2009 Apr; 63(4):145-51.
  29. Vieux R, Hascoet JM, Merdariu D, Fresson J, Guillemin F. Glomerular filtration rate reference values in very preterm infants. Pediatrics 2010;125:e1186–92.
  30. Blake MJ, Castro L, Leeder JS, Kearns GL. Ontogeny of drug metabolizing enzymes in the neonate. Semin Fetal Neonatal Med 2005;10:123–38.
  31. Hines RN. Developmental expression of drug metabolizing enzymes: impact on disposition in neonates and young children. Int J Pharm 2013;452:3–7.
  32. Hines RN, McCarver DG. The ontogeny of human drug-metabolizing enzymes: phase I oxidative enzymes. J Pharmacol Exp Ther 2002;300:355–60.
  33. Hines RN. The ontogeny of drug metabolism enzymes and implications for adverse drug events. Pharmacol Ther 2008;118:250–67.
  34. Yanni SB, Smith PB, Benjamin DK Jr, Augustijns PF, Thakker DR, Annaert PP. Higher clearance of micafungin in neonates compared with adults: role of age-dependent micafungin serum binding. Biopharm Drug Dispos 2011;32:222–32.

35. Blake MJ, Abdel-Rahman SM, Pearce RE, Leeder JS, Kearns GL. Effect of diet on the development of drug metabolism by cytochrome P-450 enzymes in healthy infants. Pediatr Res 2006;60:717–23.

 




P.CTXH Theo P.KHTH

  In bài viết



Hiển thị tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ