ADR - CẢNH GIÁC DƯỢC

Pegfilgrastim làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu
[ Cập nhật vào ngày (04/08/2020) ]

MHLW và PMDA thông báo tờ thông tin sản phẩm của Pegfilgrastim sẽ được bổ sung tác dụng không mong muốn làm gia tăng nguy cơ giảm tiểu cầu.


Pegfilgrastim là một dạng Pegylate hóa, giúp kích thích tăng sinh và biệt hóa bạch cầu hạt, đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính. Pegfilgrastim được chỉ định để rút ngắn thời gian giảm bạch cầu trung tính, giảm tỷ lệ sốt do hạ bạch cầu trung tính ở những bệnh nhân hóa trị liệu tế bào do mắc các bệnh ác tính (ngoại trừ bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính và hội chứng loạn sản tủy).

Tuy nhiên, việc sử dụng Pegfilgrastim thường gặp các tác dụng không mong muốn như: mẩn đỏ, sưng tấy, bầm tím, ngứa hoặc phù nề tại vị trí tiêm. Thuốc làm xuất hiện tình trạng đau xương, khớp hoặc cơ bắp, và đau lưng, chi, đau cơ-xương, và đau cổ. Ngoài ra, Pegfilgrastim có thể gây ra các tác dụng phụ khác: đau đầu, sốt, khó thở, thở nhanh, thở khò khè, chóng mặt, ra mồ hôi, nổi mề đay, phát ban, ngứa, sưng quanh miệng hoặc mắt, sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân

Bên cạnh các thông tin đã được ấn định về pegfilgrastim, Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản (The Ministry of Health, Labour and Welfare - MHLW) và Cơ quan quản lý dược phẩm và thiết bị y tế Nhật Bản (the Pharmaceuticals and Medical Devices Agency - PMDA) mới đây đã công bố về tác không mong muốn làm gia tăng nguy cơ giảm tiểu trên bệnh nhân sử dụng pegfilgrastim.

Như đã biết, giảm tiểu cầu xảy ra khi lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu. Tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu là những thành phần quan trọng của máu, trong đó tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong vấn đề cầm máu và đông máu. Đối với những trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu, cầm máu có thể vẫn bình thường. Ở các trường hợp giảm tiểu cầu nặng có thể xảy ra chảy máu tự phát hoặc chậm trễ trong quá trình đông máu.

Trong các báo cáo 3 năm gần đây, có 30 trường hợp liên quan đến giảm tiểu cầu trên các bệnh nhân sử dụng pegfilgrastim được ghi nhận tại Nhật Bản. Trong đó có 1 trường hợp không thể loại trừ được mối liên hệ nhân quả giữa thuốc với tác dụng bất lợi, không có ghi nhận trường hợp nào tử vong.

Một nghiên cứu dịch tễ đã được thực hiện tại Nhật Bản, kết quả cho thấy bệnh nhân sử dụng Pegfilgrastim có nguy cơ giảm tiểu cầu đáng kể so với nhóm bệnh nhân không sử dụng thuốc này.

Vì vậy, ngày 31 tháng 03 năm 2020 MHLW và PMDA đã có thông báo cần sửa đổi tờ thông tin sản phẩm của Pegfilgrastim để bổ sung nguy cơ này. Theo đó, trong tờ WHO Pharmaceuticals Newsletter số 3 năm 2020 cũng đăng tải thông tin cảnh báo này.

WHO Pharmaceuticals Newsletter No.3 2020

Cảnh giác Dược, Pegfilgrastim làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu




Theo Tổ Dược Lâm Sàng - Thông tin Thuốc BV Phụ Sản TP. Cần Thơ Theo Cảnh Giác Dược

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ