KIẾN THỨC SẢN KHOA - HIẾM MUỘN

Qui trình tiêm thuốc thụ tinh trong ống nghiệm
[ Cập nhật vào ngày (19/09/2016) ]

Tiêm thuốc thụ tinh trong ống nghiệm với mục đích hỗ trợ sinh sản nhằm đưa thuốc vào cơ thể người bệnh để điều trị hiếm muộn


I. Mục đích

- Mục đích tiêm thuốc hỗ trợ sinh sản: nhằm đưa thuốc vào cơ thể người bệnh để điều trị hiếm muộn

- Khi thực hiện tiêm thuốc, ĐD/NHS cần phải:

+ Đưa đúng thuốc vào cơ thể người bệnh theo y lệnh điều trị (Toa thuốc kèm theo)

+ Tránh nhầm lẫn

+ Dự phòng tai nạn rủi ro cho người bệnh và nhân viên y tế

- Qui trình này qui định thống nhất trong chăm sóc người bệnh và điều trị hiếm muộn

- Tạo niềm tin cho người bệnh hoàn toàn hài lòng với các dịch vụ tại khoa Hiếm muộn

II. Phạm vi áp dụng

- Bệnh nhân điều trị hiếm muộn

- Toàn thể viên chức khoa Hiếm muộn

- Các viên chức khoa/ phòng liên quan: khoa khám bệnh, khoa cấp cứu..





III. Định nghĩa: không

Chữ viết tắt:

- KTBT: Kích thích buồng trứng

- IUI: bơm tinh trùng vào buồng tử cung

- IVF: thụ tinh trong ống nghiệm

IV. Nội dung

- Kích thích buồng trứng (KTBT) nhằm tạo ra nhiều nang noãn hơn, tăng cơ hội có thai trong các chu kỳ HTSS.

- Sử dụng bút tiêm cho các trường hợp cần chia nhỏ liều từ ống thuốc lớn (300-600 IU)

+ Thuốc tiêm dưới da: Gonal-F, Puregon, Menopur, Cetrotide, Dipherreline..

+ Thuốc tiêm bắp: Menogon, IVF M..

- Kích thích rụng trứng nhằm chủ động ấn định giờ rụng trứng để thực hiện kỹ thuật IUI, IVF, cần phải tiêm đúng giờ

+ Thuốc tiêm dưới da: Dipherreline,Ovitrelle..

+ Thuốc tiêm bắp: Pregnyl, IVF C, Choragon..





V. Kỹ thuật tiêm

A. Tiêm thuốc rụng trứng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da như qui trình điều dưỡng thường qui nhưng bắt buộc tiêm đúng giờ theo y lệnh Bác sĩ kê toa (Bác sĩ ghi rõ ngày giờ tiêm thuốc), nhằm ấn định thời điểm rụng trứng

B. Tiêm thuốc kích thích buồng trứng ( Sử dụng bút tiêm thuốc)

1. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIÊM

- Bước 1

+ Kiểm tra đơn thuốc để xác định liều cần tiêm

+ Rửa tay thường qui

+ Nên cố định giờ tiêm thuốc mỗi ngày ( có thể chênh lệch 1-2 giờ)

- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ

+ Bút tiêm Gonal-F, Puregon..

+ Cồn, bông gòn

+ Bình hủy kim, thùng rác theo qui định

2. SỬA SOẠN BÚT TIÊM

- Tháo nắp bút

- Lấy kim mới, bóc lớp nhãn niêm phong

- Ấn đầu lắp của bút vào kim, xoắn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nó được cố định chắc chắn.

3. CHUẨN BỊ CHO LẦN SỬ DỤNG ĐẦU TIÊN ( Bút Gonal-f cần được mồi cho lần tiêm đầu tiên.)

- Nếu bạn không thấy bọt khí, bút tiêm đã sẵn sàng sử dụng

- Nếu bạn thấy bọt khí lớn bên trong bút tiêm, bạn cần loại bỏ bọt khí bằng cách:

+ Xoay núm định liều đến số ●25, cầm bút và kim hướng lên trên

+ Dùng ngón tay gõ nhẹ thân bút để các bọt khí dồn lên phía trên kim, ấn nhẹ núm định liều hết mức vào thân bút trong khi giữ bút thẳng đứng

+ Một giọt thuốc xuất hiện ở đầu kim, công đoạn mồi thuốc xem như hoàn tất.

4. TIÊM LIỀU ĐÃ NẠP

- Vị trí: phía dưới rốn, cách rốn khoảng 5 cm (thay đổi vùng tiêm tránh kích ứng da)

- Lau sạch vùng tiêm bằng bông tẩm cồn

- Một tay nắm giữ vùng daàTiêm SC à đẩy nhẹ nhàng để toàn bộ kim đi vào mô, tay còn lại đẩy núm định liều vào thân bút cho đến khi không còn nghe tiếng “click”, giữ 10’’à rút kim khỏi da.( số chỉ liều quay về số 0, chứng tỏ thuốc đã được phóng thích hoàn toàn)

5. THÁO VÀ HỦY KIM

-Vặn kim ra khỏi đầu bút và bỏ vào thùng đựng sắc nhọnà đậy nắp bút (giữ bút nếu còn thuốc)

- Bảo quản bút 2- 8 độ C/ 28 ngày sử dụng

6. THÔNG TIN CẦN THIẾT

- Vặn kim ra khỏi đầu bút và bỏ vào thùng đựng sắc nhọn à đậy nắp bút (giữ bút nếu còn thuốc)

- Bảo quản bút 2- 8 độ C/ 28 ngày sử dụng

- Dặn BN ghi chú liều thuốc mỗi lần tiêm để có thể biết được còn bao nhiêu liều trong ống thuốc bằng bảng ghi nhớ

Stt

Ngày

HÀM LƯỢNG

( Trong bút tiêm)

Liều trong ngày

Hàm lượng còn lại

Ví dụ 1

Ngày 15/3/16

450 IU

150 IU

300 IU

Ngày 16/3/16

300 IU

150 IU

150 IU

Ngày 15/3/16

150 IU

Ngày 15/3/16

- Dặn BN nếu có các triệu chứng sau cần nhập viện ngay để xử trí kịp thời:

+ Bụng to, căng đau, vòng bụng tăng nhanh

+ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy

+ Tăng cân

+ Khó thở, tiểu nhiều..

- Khi có dấu hiệu bất thường liên hệ : Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ để được hướng dẫn cụ thể.




CN Tăng Kim Thương Theo Khoa Hiếm muộn - Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ