KIẾN THỨC SẢN KHOA - MẸ VÀ BÉ

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH CẢM CÚM GIAO MÙA
[ Cập nhật vào ngày (06/06/2018) ]

Đang ở thời điểm giao mùa xuân - hạ, khí hậu biến đổi thất thường, có những ngày lạnh, mưa phùn, ẩm ướt nhưng thoắt cái lại nắng hanh, khó chịu. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp mà thường gặp nhất là cảm cúm.


1/ Dấu hiệu bệnh cúm mùa:

Đặc trưng của cúm mùa là khởi phát đột ngột với sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và đau khớp, khó chịu ( cảm thấy không được khỏe), đau họng và chảy nước mũi. Hầu hết mọi người hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế, nhưng cúm cũng có thể gây ra bệnh trầm trọng và chết người ở nhóm có nguy cơ cao. Thời gian ủ bệnh được biết như từ khi nhiễm đến khi bị bệnh là khoảng 2 ngày.

Cúm mùa lây lan rất nhanh và dễ dàng vì khi một người bị cúm ho các hạt nhỏ bị nhiễm bắn vào không khí và người khác hít chúng vào và trở nên phơi nhiễm. Virus cũng có thể lây lan qua tay bị nhiễm virus. Để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh mọi người phải che mũi và miệng bằng các giấy mềm khi ho, và rửa tay đều đặn.

2/ Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa:

Do bệnh cúm mùa thường tiến triển thường lành tính, có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không đến cơ sở y tế khám. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cảm cúm chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…

Khác với cảm thông thường, virus cúm mùa có tính chất dễ biến đổi nên mỗi năm thường xuất hiện các chủng virus cúm mới, thoát khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, việc phòng bệnh và chữa bệnh trở nên khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Bệnh nhân cúm cần được theo dõi, chăm sóc và điều trị chặt chẽ bởi bác sĩ.

3/ Chủ động phòng ngừa bệnh cúm bằng tiêm ngùa Vắc-xin Cúm:

Theo các chuyên gia y tế bệnh cúm có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa. Hiệu quả của việc tiềm ngừa cúm bằng vaccine đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Đa số các quốc gia trên thế giới khuyến cáo người dân cần tiêm ngừa trong suốt mùa cúm, nhất là đối tượng trẻ em, người già và những người có bệnh mạn tính. Theo tổ chức Y tế thế giới, việc tiêm phòng vaccine đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 - 80%. Ngay cả người khoẻ mạnh, việc tiêm ngừa cúm là giảm 70 - 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.

* Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.




Phòng Công tác Xã hội - Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

  In bài viết



tin nổi bật


Liên kiết

Tiện ích

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ