TIN TỨC BỆNH VIỆN

Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ ứng dụng thành công kỹ thuật "Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị nhiều bệnh lý sa tạng chậu"
[ Cập nhật vào ngày (23/08/2019) ]
Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ ứng dụng thành công kỹ thuật
Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ ứng dụng thành công kỹ thuật "Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị nhiều bệnh lý sa tạng chậu"

Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ vinh dự là đơn vị tiên phong của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long triển khai về "Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị bệnh lý sa tạng chậu”góp phần giúp giảm chi phí cho người bệnh, tiếp cận thêm phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng chất lượng cuộc sống và cả hạnh phúc gia đình


Theo thống kê của Hội Sàn chậu học TP.HCM, cứ 3 phụ nữ đã từng sinh con có 1 người có vấn đề tiểu không kiểm soát và cứ 2 phụ nữ đã từng sinh con có 1 người bị sa cơ quan vùng chậu như sa bàng quang, sa tử cung, sa trực tràng.

Ông Nguyễn Hữu Dự - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ phát biểu khai mạc

Từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2019, Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã triển khai “Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị bệnh lý sa tạng chậu” với mục tiêu phát triển các chuyên khoa kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng của người dân, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cải thiện chất lượng sống tốt hơn cho phụ nữ. Sáng nay, Bệnh viện cũng đã tổ chức buổi Báo cáo tổng kết với sự tham gia của BS.CKII. Nguyễn Thị Vĩnh Thành – Trưởng đơn vị Sàn chậu Bệnh viện Từ Dũ nhằm đánh giá công tác triển khai trong thời gian vừa qua.

Ban Giám đốc trao hoa cám ơn cho các báo cáo viên

Tại buổi cáo, ThS.BS. Trịnh Hoài Ngọc - Trưởng khoa Phụ cho biết: Sa tạng chậu hay còn gọi là sa sinh dục là sự đi xuống của tử cung, trực tràng hoặc bàng quang vào trong hoặc ra ngoài âm đạo, phần sa này sẽ tạo một khối phồng trong âm đạo mà dân gian thường gọi là “cục thịt dư”. Tình trạng trên gây nên các rối loạn chức năng về tiết niệu, hậu môn trực tràng, phụ khoa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sa các tạng vùng chậu như: số lần sanh ngã âm đạo, tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em sa tạng chậu, mãn kinh, nâng vật nặng, béo phì, tiền sử có trải qua các phẫu thuật vùng chậu,...

ThS.BS. Trịnh Hoài Ngọc - Trưởng khoa Phụ báo cáo

Bệnh sa sinh dục tuy không đe dọa trực tiếp tính mạng của bệnh nhân nhưng nếu không điều trị có thể ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung, khó khăn trong sinh hoạt, biến chứng bí tiểu và phải giải quyết cấp cứu. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, sa tạng chậu có thể được điều trị bảo tồn bằng phương pháp vật lý trị liệu (tập cơ sàn chậu, kích thích điện cơ,…) hoặc phẫu thuật.

BS. CKII. Nguyễn Thị Vĩnh Thành – Trưởng đơn vị Sàn chậu Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến

Với phương pháp phẫu thuật kết hợp sử dụng mảnh ghép tổng hợp, vừa qua, các Bác sĩ tại Khoa Phụ đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp gặp phải căn bệnh khó nói nhưng lại thường gặp này. Phương pháp này có tính hiệu quả cao, khả năng phục hồi sàn chậu với tỷ lệ thành công đạt 97,7%, ít xâm lấn, ít biến chứng, không để lại sẹo và tỷ lệ tái phát thấp giúp bệnh nhân sớm trở về cuộc sống sinh hoạt trong gia đình và xã hội như trước.

Chúc mừng bệnh viện đã triển khai thành công kỹ thuật này, BS. CKII. Nguyễn Thị Vĩnh Thành – Trưởng đơn vị Sàn chậu Bệnh viện Từ Dũ: Đánh giá cao kết quả bệnh viện đạt được trong thời gian qua, hy vọng bệnh viện tiếp tục phát huy hơn nữa kỹ thuật điều trị bệnh lý sa tạng chậu. Trong thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã ứng dụng các kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến kết hợp sử dụng mảnh ghép tổng hợp trong điều trị bệnh lý sa tạng chậu như: phục hồi thành trước và sau âm đạo, đặt TOT, nội soi cố định sàn chậu, phẫu thuật điều trị túi sa trực tràng, sa bàng quang góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho người dân.

Hình lưu niệm tại buổi báo cáo

Chị N.K.H. (49 tuổi, ngụ huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) sau can thiệp bằng phẫu thuật chia sẻ: Chị không còn mắc tiểu nhiều cũng như không còn khối “thịt dư” sa ra ngoài âm đạo và vùng bụng dưới cũng đã hết đau tức. Một điều quan trọng nữa là chị cảm thấy tự tin hơn, hạnh phúc và vui vẻ hơn nhiều. Bởi trước đây, mỗi khi đi nhanh, vận động mạnh, ho hoặc sổ mũi... thì khối “thịt dư” trong người lại sa ra ngoài nhiều và mỗi lần tiểu tiện đều rất gắt, thỉnh thoảng lại ra máu nên đến Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ thăm khám. Hiện tại, sức khỏe của các bệnh nhân hồi phục nhanh và đã xuất viện sau 4 ngày theo dõi. Kết quả trên đang mở ra hướng đi mới trong điều trị cho chị em khỏi chứng bệnh sa tạng vùng chậu.

Kết thúc buổi báo cáo, BS.CKII. Nguyễn Hữu Dự - Giám đốc Bệnh viện đã gửi lời cảm ơn chân thành đến BS.CKII. Nguyễn Vĩnh Thành trong thời gian vừa qua đã quan tâm, hợp tác và hỗ trợ cho khoa Phụ có những bước phát triển đáng kể. Ông cũng cho biết thêm: Bệnh viện vinh dự là đơn vị tiên phong của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long triển khai về "Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị bệnh lý sa tạng chậu”. Có thể nói, sự thành công này là kết quả của việc phấn đấu, nỗ lực không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện nói chung, tập thể khoa Phụ nói riêng. Qua đó, góp phần giúp giảm chi phí cho người bệnh, tiếp cận thêm phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng chất lượng cuộc sống và cả hạnh phúc gia đình./.




Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

  In bài viết



ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Bạn không muốn bỏ lỡ các thông tin mới nhất?

tin nổi bật


Liên kiết

  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TPCT
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ
  • Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ